Nếu như in offset là phương pháp in rất thông dụng trong in ấn truyền thống, nhất là đối với nhu cầu in số lượng lớn thì công nghệ in kỹ thuật số được đánh giá là cái tên rất đáng để lựa chọn khi có nhu cầu in số lượng ít, in nhanh. Vậy in offset và in kỹ thuật số có điều gì khác biệt. Hãy tham khảo qua bài viết sau
Sự khác nhau giữa in offset và in kỹ thuật số
Nếu như trong công nghệ in offset thì hình ảnh được đưa ra phim và out kẽm, rồi mực in từ tấm kẽm sẽ được ép lên một miếng offset và được in lên giấy. Có thể thấy công đoạn in offset cần tốn khá nhiều thời gian mới có thể cho ra thành phẩm sau cùng.
Mặt khác, công nghệ in kỹ thuật số hiện đại đã khắc phục được rất nhiều hạn chế của in offset cũng như nhiều công nghệ in thông thường khác.
Thông qua định dạng PDF, hình ảnh sẽ được ép trực tiếp lên giấy. Vì thế việc in ấn bằng công nghệ in kỹ thuật số giúp tối ưu hiệu suất về mặt quy trình in ấn, giảm được khối lượng thời gian đáng kể.
Tham khảo bài viết: Công nghệ in UV kỹ thuật số
Chi phí của in offset và in kỹ thuật số
Khi in offset, ngân sách chi cho các tấm out kẽm và nguyên liệu phụ tương đối cao. Nhưng khi in ấn với số lượng nhiều thì các bản in tương tự nhau, chi phí in khi đó sẽ rẻ hơn do chỉ tốn tiền cho việc tạo tấm out kẽm trong lần chuẩn bị đầu tiên.
Trong khi đó thì hình thức in kỹ thuật số cho phép thể hiện các hiệu ứng in đa dạng màu sắc mà không phải tốn thời gian, chi phí. Do đó không có hạn mức cho số bản in ít nhất hoặc chi phí ban đầu.
Chất lượng sản phẩm in offset và in kỹ thuật số
Trong hệ thống in màu offset sử dụng mực Pantone làm hệ màu chuẩn. Trong khi đó, phương pháp in kỹ thuật số lại mô phỏng màu sắc bằng cách tổng hợp hệ màu CMYK.
Do đó, với các ấn phẩm thiết kế sử dụng tông màu Pantone chuẩn và đòi hỏi sự sắc sảo, chính xác về hệ màu, nhất là các ấn phẩm liên quan đến việc nhận diện thương hiệu như bao bì, tem nhãn, card, thẻ treo, catalogue,… các doanh nghiệp đa phần chọn lựa phương pháp in offset để thể hiện chính xác tông màu quy định.
In kỹ thuật số và in offset áp dụng chất liệu nào?
Hiện nay, in offset có thể in hàng loạt các bản in hoàn thiện trên các bề mặt khác nhau, thậm chí bề mặt đặc biệt như gỗ, vải …Trong khi đó, in kỹ thuật số chủ yếu sử dụng trên chất liệu giấy và bị giới hạn ở các bề mặt khác.
Tin liên quan: So sánh in flexo và in offset
Lợi ích và hạn chế của in offset
Ưu điểm:
- Chất lượng hình ảnh cao, nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in
- Tiết kiệm chi phí. In số lượng càng nhiều, giá thành càng giảm
- Thời gian in rất nhanh, số lượng lớn, phù hợp in ấn công nghiệp
- Chế tạo các bản in offset dễ dàng
- Các bản in có tuổi thọ lâu hơn, bảo quản dễ hơn
Nhược điểm
- Đòi hỏi bản thiết kế chính xác, chuẩn mực. Vì nếu khi in phát hiện sai sót (con chữ, chữ số…), thì sẽ phải hủy toàn bộ lô hàng, gây lãng phí
- Thời gian căn chỉnh trước khi in khá lâu
- Chi phí cao nếu in số lượng ít
- Thợ in phải có tay nghề cao
Có thể bạn quan tâm: Cách làm túi giấy đơn giản tại nhà
Lợi ích và hạn chế của in kỹ thuật số
Ưu điểm:
- Máy in kỹ thuật số đơn giản nên có thể in ngay tại văn phòng, nhà với diện tích nhỏ
- Thời gian chuẩn bị nhanh do không cần phải dùng các bản, khuôn in
- Nếu có lỗi về thiết kế, có thể kiểm soát khi in và điều chỉnh tức thời
- Phù hợp in số lượng ít, kích thước nhỏ (vừa ưu điể, vừa là nhược điểm)
Nhược điểm:
- Thời gian in lâu
- Chi phí cao hơn in offset
- Phù hợp in số lượng ít, kích thước nhỏ (vừa ưu điể, vừa là nhược điểm)
Tùy từng trường hợp, số lượng và chất lượng, các doanh nghiệp có thể lựa chọn công nghệ in ấn phù hợp với sản phẩm mà mình cần gia công.
Thông qua bài viết trên, hy vọng với những thông tin trên đã so sánh giúp bạn in offset và in kỹ thuật số hiện nay