Nhiều khi mải mê theo đuổi hightech mà hầu hết chúng ta quên những điều rất cơ bản trong in ấn và nhất là với công nghệ in offset. Cân bằng mực nước trong in offset là gì và làm sao đạt được? Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cân bằng mực nước trong in offset một cách đúng và chuẩn nhất.
Vì sao phải cân bằng mực nước trong in offset
Ai cũng hiểu mực gốc dầu đẩy nước và mực dính trên phần tử in, nước dính trên vùng không in để tránh mực lem ra đó. Thật sự thì mực và nước trong quá trình chà lên bản có hiện tượng tạo nhũ tương. Quá trình truyền mực là một quá trình phân chia lớp mực với mực đã nhũ tương hóa với chất làm ẩm.
Cân bằng mực nước trong in offset là một quá trình cân bằng động vì việc cấp mực phải vừa đủ với lượng mực bị lấy đi khi truyền sang giấy, lượng nước cấp phải vừa đủ với lượng mực mới và lượng nước mất đi do hiện tượng nhũ tương với mực, do bay hơi

Cách cân bằng mực nước trong in offset
Nói thì dễ vậy nhưng chúng ta hãy bắt đầu từ khóa mực. Cách hiểu rất phổ biến là chỗ nào có hình in thì khóa mực mở , chỗ nào không in thì đóng không cấp mực. Muốn in đậm thì mở nhiều , in nhạt thì mở ít. Mở nhiều hay mở ít phụ thuộc vào phần trăm độ phủ bề mặt của màu in. quá trình này được tự động hóa với CIP3/CIP4 mà từ bình dân hay gọi là lấy tông mực.
Việc lấy tông mực theo CIP 3/CIP 4 đó đúng, chính xác hay vẫn phải điều chỉnh và nó liên quan gì đến cân bằng mực nước? Như đã nói lô chà bản sẽ tạo một lớp mực mỏng trên bản kẽm ở nơi có phần tử in – lớp mực này được chia tách một phần xuống cao su – một phần vẫn còn lại trên bản kẽm.
Nhiệm vụ của hệ thống mực là cấp đủ và chính xác lượng mực mất đi do truyền xuống cao su sau đó truyền xuống giấy. Những khảo sát thực tế thể hiện trong các giá trị của ISO 12647 cho thấy các độ dày mực tối ưu và giá trị density tương ứng.

Dù bị chửi là dốt nát, lạc hậu tôi vẫn luôn luôn nhắc đi nhắc lại đối với thợ in giá trị đầu tiên phải kiểm soát trong suốt quá trình in là SID – Solid Ink Density. Đo mật độ quang học tông nguyên của mực in. Giữ nó ổn định trong toàn bộ quá trình in, giữ nó đồng đều hết chiều ngang tờ in , giữ nó sai biệt không quá 0.1 từ đầu nhíp tới đuôi tờ giấy.
Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật in Flexo là gì?
Quay lại với CIP 3/ CIP 4 làm sao khởi động máy , ép in và lần dừng máy đầu tiên ta có density tiêu chuẩn hay như mong muốn. Tự cân chỉnh máy in hoặc mướn nhà cung cấp tới làm với các giá trị mục tiêu do ta đặt ra và qua đó học cách làm để ứng dụng với giấy khác mực khác.
VD #Heidelberg có dịch vụ #PCM để cân chỉnh máy in + vài thứ linh tinh khác như G7 hay ISO 12647-2.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng như mơ. Có bài in khó bài in dễ. Ai làm thợ in đều biết những bài in có phân bố mực không đều bên nhiều bên ít hay màu pha có lượng phủ mực quá ít. Việc giữ cho đều màu vô cùng khó khăn kể cả khi có cân chỉnh tốt. VD như hình 3. Logo #Heidelberg có màu spot Blue và có lượng phủ mực quá ít. Làm sao in ổn định với delta E <=2.
Có cách giải quyết trong lĩnh vực bao bì hộp gấp. Các vùng trống ngoài hộp sẽ được fill màu cần thiết để tăng diện tích phủ mực và cải thiện profile mực gần như bằng. Như vậy người thợ in có thể dễ dàng giữ màu sắc ổn định trong toàn bộ quá trình in. Nguyên nhân sâu xa phía sau là với lượng mực cấp như vậy cân bằng mực nước rất dễ dàng đạt được.
Chức năng này có trong Esko Plato hay Heidelberg Signa Pack. Ink eater Các vùng trống của tờ in được fill màu Blue của logo Heidelberg. Profile khóa mực Blue . Xanh đậm là khóa mức nguyên bản – xám nhạt là khóa mực khi có Ink eater. Bất cứ người thợ in nào cũng sẽ nói như vậy dễ in hơn nhiều. Kết hợp được chế bản với in thì cuộc sống của người thợ in sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Qua những chia sẻ trên của chúng tôi, hy vọng rằng bạn đọc đã biết được vì sao và cách cân bằng mực nước trong in offset.